Trang chủ > Truyền thông > Ô nhiễm dầu khu vực đảo Phú Quốc
Tháng Tư 26, 2024

Ô nhiễm dầu khu vực đảo Phú Quốc

Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam. Với nguồn tài nguyên phong phú, đảo Phú Quốc có những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thủy, du lịch và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế, môi trường của Phú Quốc cũng bị tác động mạnh mẽ. Chất lượng nước khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của con người trên đảo. Đặc biệt, một lượng dầu thải đã làm ô nhiễm môi trường nước biển khu vực này.

Nồng độ dầu quan trắc tháng 5/2009 tại 5 trạm dao động từ 0,21-1,94 mg/l, trung bình 0,69 mg/l (Đỗ Công Thung, 2010). Như vậy, so với GHCP của QCVN 10: 2008/BTNMT đối với nước biển ven bờ (0,2 mg/l) thì nước tại khu vực này đã bị ô nhiễm dầu. Đặc biệt, các khu vực cảng bị ô nhiễm dầu nặng do tàu thuyền ra vào với mật độ cao.

Nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm dầu ở khu vực đảo Phú Quốc

Do nguồn thải dầu từ hoạt động tàu thuyền khai thác hải sản, du lịch và vận tải hàng hóa; Các tàu thuyền khai thác hải sản nhỏ chất lượng thấp nên thường thải ra một lượng dầu qua nước; các tai nạn, sự cố giao thông đường thủy do tàu và sà lan chở dầu bị đắm hoặc va chạm; khu vực đảo Phú Quốc còn gần tuyến đường hàng hải quốc tế nên ảnh hưởng của nguy cơ dầu tràn là rất cao. Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới tình trạng trên là hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ thành phố đến phường, xã còn nhiều bất cập cả về nhân lực và cơ chế quản lý. Số lượng nhân lực thực hiện quản lý và BVMT chưa theo kịp với quy mô phát triển kinh tế của đảo. Các công việc đang thực hiện chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với Đề án BVMT đến 2020 của đảo vì lực lượng nhân sự còn phải kiêm nhiệm nhiều chuyên môn khác (Trần Đức Thạnh, 2010). Bên cạnh đó, vật lực và trang thiết bị kỹ thuật cùng các vật tư cần thiết để xử lý khi sự cố xảy ra cũng còn nhiều hạn chế.

Tác hại của dầu đến môi trường vô cùng lớn

Các sự cố tràn dầu đã trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường nói chung và các hệ sinh thái nói riêng. Dầu tràn gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hiện trạng ô nhiễm dầu từ năm 2007 -2013 cho thấy, mức độ ô nhiễm dầu biến đổi theo năm. Trong đó, năm 2009 nước đảo Phú Quốc bị ô nhiễm nặng nhất. Dầu xâm nhập vào nước biển dưới tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, sóng, gió thủy triều, dòng chảy, thời gian…Các yếu tố này làm biến đổi tính chất lý hóa của dầu. Kết quả của sự biến đổi đó làm cho một phần dầu bị phân hủy và phần còn lại trở lên bền vững trong môi trường. Các thông số kỹ thuật của từng loại dầu như tỷ trọng, độ nhớt, khả năng bay hơi, nhiệt độ đông… cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ các quá trình biến đổi. Các quá trình biến đổi của dầu tràn trên mặt biển xảy ra rất phức tạp và đồng thời. Ngoài những quá trình bay hơi, khuếch tán, hòa tan, dầu còn trải qua những biến đổi khác như ôi hóa, nhũ tương hóa, phân hủy sinh học.

Theo báo cáo, nồng độ dầu trong nước đảo Phú Quốc các năm từ 2007 – 2013 dao động từ 0,17 – 0,69 mg/l. Như vậy, môi trường nước biển đảo Phú Quốc có hiện tượng bị nhiễm dầu ở ngưỡng vượt quy chuẩn cho phép.

Ô nhiễm dầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là các hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể suy giảm hệ sinh thái.

Chính vì thế, việc phòng ngừa và khắc phục các sự cố về tràn dầu là vấn đề hết sức cấp thiết. Khâu đầu tiên và quan trọng là phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống và khắc phục ô nhiễm dầu ở khu vực Phú Quốc nói riêng và cả nước nói chung.

Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 4/2015

(Visited 2.698 times, 1 visits today)

    Bình luận

Bài viết liên quan

Tháng Tư 26, 2024
BỘ RỄ KHỦNG CÂY DI SẢN TRÙM KÍN MIẾU THỜ Ở QUẢNG NAM

Ngày 24-4, khi chứng kiến cây đa làng Bàng Tân (xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam) được công nhận là cây di sản Việt Nam, nhiều người ấn tượng với bộ rễ khủng của cây đa cổ thụ này chồm lên trùm kín làm mái lợp, tường bao cho gian miếu thờ phía dưới. […]

Tháng Tư 26, 2024
ĐẠI HỌC HUẾ TỔ CHỨC SEMINAR VỀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Ngày 20/04/2024, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức seminar khoa học: “Ứng cứu sự cố tràn dầu: Kinh nghiệm và thực tiễn” do Ông Phạm Văn Sơn – Tổng Thư kí Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường […]

Tháng Tư 26, 2024
LAI DẮT TÀU ‘MA’ DÀI 132M TẠI CÙ LAO CHÀM, ĐI HẢI PHÒNG

Sau nhiều tháng nằm lại tại gành đá biển Cù Lao Chàm (Hội An, tỉnh Quảng Nam), từ 13h ngày 20-4, tàu King Rich – con tàu ‘ma’ trôi dạt và nằm lại biển Hội An từ cuối năm 2023 – đã bắt đầu được tàu hậu cần lai dắt về cảng Hải Phòng. “Tàu […]